Hướng dẫn lập chiến lược truyền thông tổng thể hiệu quả 2023

Đăng ngày: 12/05/2023

Xây dựng chiến lược truyền thông tổng là điều mọi doanh nghiệp phải làm để tăng độ phủ thương hiệu đến khách hàng tiềm năng và tăng trưởng doanh số như kì vọng. Vậy chiến lược truyền thông tổng thể là gì? Làm thế nào để xây dựng được một chiến lược truyền thông tổng thể hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn?  Cùng MIC CREATIVE tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây nhé!

1. Chiến lược truyền thông tổng thể là gì?

Chiến lược truyền thông tổng thể gồm hai phần:

– Chiến lược truyền thông nội bộ: là phương thức truyền đạt thông tin trong nội bộ công ty, nhằm giúp nhân viên nắm bắt đầy đủ thông tin, làm đúng và tốt công việc của mình. Mục đích của truyền thông nội bộ là xây dựng một nội bộ hạnh phúc, gắn kết.

– Chiến lược truyền thông đại chúng: là phương thức truyền đạt thông tin đến thế giới bên ngoài mà cụ thể là: đối tượng khách hàng mục tiêu, đối tác, nhà đầu tư, giới truyền thông, chính quyền… Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ đang tập trung vào truyền thông đến nhóm khách hàng mục tiêu. Mục đích của truyền thông đại chúng của họ là gia tăng nhận biết, tăng độ tin yêu của khách hàng đối với doanh nghiệp.

2. Phân biệt chiến lược truyền thông tổng thể và chiến lược Marketing

Phân biệt chiến lược truyền thông tổng thể và chiến lược Marketing
Phân biệt chiến lược truyền thông tổng thể và chiến lược Marketing

Giống nhau: 

– Công cụ sử dụng: Truyền thông và Marketing đều sử dụng truyền tải thông tin đến đối tượng mục tiêu của mình thông qua: social media, báo in, truyền hình, phát thanh…

Khác nhau: 

– Mục tiêu: Trong khi kết quả cuối cùng của Marketing là các con số, mục tiêu của truyền thông chỉ tập trung vào thông tin để thay đổi nhận thức, thái độ của công chúng đối với doanh nghiệp.

Đọc thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

3. Lợi ích của chiến lược truyền thông tổng thể

Đối với từng nhóm công chúng khác nhau mà chiến lược truyền thông hướng tới sẽ mang lại các lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, bài viết này chỉ tập trung vào nhóm công chúng khách hàng mục tiêu để phù hợp với tình hình doanh nghiệp tại Việt Nam.

Một chiến lược truyền thông thành công sẽ giúp doanh nghiệp:

– Có được sự thiện cảm của công chúng, từ đó khiến họ tin tưởng, dần chuyển đổi thành khách hàng và trung thành với thương hiệu.

– Tín nhiệm cao sẽ tiết kiệm chi phí thực hiện các chiến dịch Marketing để thu hút khách hàng mới.

– Doanh nghiệp đạt được sự tín nhiệm tích cực sẽ dễ dàng khiến khách hàng “xuống tiền” mua sắm.

Ngoài ra, nếu bạn thực hiện một chiến dịch truyền thông vận động hành lang, doanh nghiệp của bạn sẽ có được những lợi ích sau:

– Dễ dàng vay vốn ngân hàng hoặc gọi vốn từ các nhà đầu tư do có sự tín nhiệm cao.

– Có được sự ưu ái trong chính sách của chính phủ. Ví dụ: Chính phủ đưa quyết định giảm 12% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các dòng xe điện trong tình hình Vinfast sắp sửa ra mắt mẫu xe điện đầu tiên. 

4. Các bước xây dựng chiến lược truyền thông tổng thể

Bước 1: Phân tích thị trường 

Đây là bước đầu tiên giúp doanh nghiệp hiểu được vị trí của mình trên thị trường, những thử thách phải đối mặt và dự đoán xu hướng tương lai, từ đó có cách để xây dựng kế hoạch truyền thông hiệu quả. Khi phân tích thị trường, hãy phân tích dựa trên cả môi trường vĩ mô và vi mô.

Đối với vĩ mô:

Doanh nghiệp sẽ phải phân tích dựa trên mô hình PEST gồm: 

P – Political (Chính trị): Các yếu tố chính trị đo lường mức độ ổn định chính trị, sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế

E – Economic (Kinh tế): Các chính sách kinh tế có ảnh hưởng đến doanh nghiệp

S – Social (Xã hội): Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng

T – Technology (Công nghệ): Khía cạnh công nghệ thúc đẩy nền kinh tế

 

Mô hình phân tích thị trường PEST
Mô hình phân tích thị trường PEST

Đối với vi mô: 

Doanh nghiệp cần tìm hiểu rào cản gia nhập thị trường, phân tích và đánh giá các đối thủ trên thị trường. Bạn có thể đọc thêm về các phân tích đối thủ tại đây.

 

Bước 2: Phân tích nội bộ doanh nghiệp

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Chính vì vậy, bạn cần hiểu rõ tình hình doanh nghiệp trước khi đưa ra những định hướng truyền thông. Bạn cần xác định được nguồn lực tài chính, nhân sự, hoạt động Marketing của doanh nghiệp hiện tại ra sao. 

Sau khi phân tích, bạn hãy xây dựng ma trận SWOT để bước đầu có những hướng đi cho mình. 

Bảng phân tích SWOT trong chiến lược truyền thông tổng thể
Bảng phân tích SWOT trong chiến lược truyền thông tổng thể

Bước 3: Xác định mục tiêu truyền thông 

Mục tiêu kinh doanh > mục tiêu marketing > mục tiêu truyền thông

Nhìn vào công thức trên, ta hiểu rằng mục tiêu truyền thông sẽ dựa vào mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi chiến dịch truyền thông đều có mục tiêu riêng biệt. Thương hiệu mới ra mắt, mục tiêu là truyền thông để tăng nhận diện thương hiệu đến khách hàng. Thương hiệu nâng cao vị thế trên thị trường, mục tiêu là truyền thông tăng độ tin yêu của khách hàng.

Dù bạn đặt mục tiêu là gì thì cũng cần đảm bảo 5 tiêu chí sau đây:

Mô hình SMART trong chiến lược truyền thông tổng thể
Mô hình SMART trong chiến lược truyền thông tổng thể

S – Specific: cụ thể phải đạt được điều gì?

M – Measurable: đặt ra con số để đo lường được

A – Attainable: có tính khả thi không?

R – Relevant: phải liên quan đến doanh nghiệp

T – Time frame: thời hạn là bao lâu?

 Bước 4: Xác định công chúng mục tiêu

Để thực hiện các chiến dịch truyền thông, bạn cần xác định đối tượng được hướng đến là ai. Khi đã xác định được insight của họ, bạn mới có thể đề ra được những chiến lược, chiến thuật truyền thông khiến họ “rung động”. 

 Bước 5: Xác định thông điệp truyền thông chính 

Từ Insight của công chúng, chiến lược gia sẽ tìm ra thông điệp phù hợp để thu hút sự chú ý của họ, khiến họ yêu thích thương hiệu. Một insight tốt là những sự thật không thể chối cãi (Truth), những băn khoăn chưa có lời giải của công chúng (Tension) hay những động lực mạnh mẽ (Motivation).

Để xác định insight công chúng, bạn có thể áp dụng mô hình 2TM:

Truth – Tension – Motivation.

Mô hình 3TM trong chiến lược truyền thông
Mô hình 3TM trong chiến lược truyền thông

Ví dụ: Insight của Dove là “Phụ nữ luôn muốn mình xinh đẹp. Sự xinh đẹp mang lại cho người phụ nữ nhiều cơ hội trong cuộc sống (Truth). Nhưng họ lại không nghĩ mình đủ xinh đẹp (Tension). Họ luôn trăn trở làm sao để mình trở nên xinh đẹp hơn mỗi ngày (Motivation)”.

Từ đó Dove đưa ra thông điệp truyền thông “Real Beauty – Vẻ đẹp đích thực” phá vỡ định kiến về tiêu chuẩn cái đẹp, tôn vinh mọi vẻ đẹp của phụ nữ toàn thế giới, không phân biệt tuổi tác, màu da…

5. Ví dụ về chiến lược truyền thông thành công

Thay vì quảng cáo tập trung vào tính năng sản phẩm, Colgate đã chọn chiến lược truyền thông khác: Giáo dục chăm sóc răng miệng. Chiến lược này đã khiến Colgate tạo được lòng tin yêu của công chúng đối với thương hiệu.

Kết luận: 

Sau khi đã có định hướng chiến lược truyền thông, những người thực thi sẽ phải xây dựng kế hoạch chi tiết hơn về những chiến thuật, hoạt động truyền thông cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đã đề ra bên trên. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng kế hoạch truyền thông marketing chi tiết . 

Nếu bạn đang cần đơn vị Agency giúp thực hiện các chiến dịch Marketing tổng thể, hãy liên hệ MIC CREATIVE thông qua:

  • Địa điểm làm việc: Tầng 5, 357 – 359 Nguyễn Khang, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Mail: contact@web1.local 
  • Hoặc liên hệ Fanpage để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.

Đọc thêm:

Marketing là gì? Tất tần tật kiến thức về Marketing 2023

Các chiến lược Marketing cơ bản, hiệu quả doanh nghiệp cần biết

Marketing là nghề gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai 2023

Chi phí Marketing chiếm bao nhiêu trong doanh thu là hợp lý

Mục tiêu của marketing là gì? Xác định mục tiêu cho doanh nghiệp 2023

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing