1. Một bản kế hoạch marketing cần có những nội dung gì?
Kế hoạch Marketing là một bản kế hoạch chi tiết nhằm định hướng và phát triển các hoạt động marketing của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Một bản kế hoạch Marketing thường bao gồm những phần sau:
- Tóm lược – khái quát về kế hoạch: Trình bày một cách ngắn gọn về các vấn đề, mục tiêu, chiến lược và các hoạt động chính, các mục tiêu kỳ vọng trong kế hoạch.
- Phân tích bối cảnh marketing: Phân tích những số liệu lịch sử liên quan đến thị trường, sản phẩm, cạnh tranh, phân phối và các yếu tố môi trường vĩ mô. Đánh giá kết quả kinh doanh và các chương trình marketing mà doanh nghiệp đã thực hiện cho sản phẩm/thương hiệu trong thời gian qua.
- Phân tích những cơ hội và vấn đề: Phân tích các xu hướng và điều kiện mới của thị trường sản phẩm.
- Phân tích SWOT
- Mục tiêu và định hướng chiến lược marketing: bao gồm mục tiêu marketing, thị trường mục tiêu, định vị, các trọng tâm chiến lược và nội dung của marketing – mix.
- Chương trình hành động
- Kiểm tra
Tất tần tật kiến thức về môi trường marketing mà bạn nên biết
IMC plan là gì? 6 IMC plan mẫu marketer không nên bỏ qua
2. 7 bước lập kế hoạch marketing chi tiết dành cho doanh nghiệp
Để xây dựng kế hoạch Marketing, bạn hãy thực hiện theo 7 bước sau đây:
Bước 1: Phân tích hoạt động kinh doanh và đánh giá hoạt động marketing đã thực hiện
Bước này rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động hiện tại của doanh nghiệp và đề ra các chiến lược phát triển phù hợp cho tương lai. Ở bước đầu tiên, bạn cần phân tích và đánh giá vị trí và hoàn cảnh kinh doanh hiện tại của công ty, đồng thời xác định hoàn cảnh và vị trí mong muốn trong tương lai.
Các chỉ tiêu/số liệu bạn có thể dùng để xác định vị thế hiện tại đó là: thị phần, đánh giá hình ảnh thương hiệu hiện tại hay mức độ hài lòng của khách hàng.
Bước 2: Phân tích hoàn cảnh và cơ hội marketing trong thời kỳ kế hoạch
Để phân tích hoàn cảnh và cơ hội marketing trong giai đoạn lập kế hoạch, bạn cần xem xét các yếu tố bên trong và bên ngoài khác nhau có thể ảnh hưởng đến chiến lược marketing của công ty.
Do vậy, ở bước này, các yếu tố cần được phân tích bao gồm:
- Phân tích tài sản và năng lực marketing của doanh nghiệp
- Phân tích thị trường – khách hàng
- Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành và cạnh tranh
- Phân tích môi trường vĩ mô
Bước 3: Phân tích SWOT
Hãy xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trên thị trường. Đây sẽ là cơ sở để bạn xây dựng kế hoạch marketing cho các sản phẩm/thị trường đó.
Bước 4: Phân đoạn thị trường, phân tích đánh giá để lựa chọn thị trường mục tiêu
Sự thành công của kế hoạch marketing phụ thuộc rất lớn vào việc xác định đúng đoạn thị trường mà doanh nghiệp muốn tập trung nỗ lực marketing. Có rất nhiều thị trường với đặc điểm khách hàng, nhu cầu và mong muốn khác nhau, trong khi đó nguồn lực của doanh nghiệp có hạn. Do vậy, bạn cần lựa chọn các nhóm khách hàng mục tiêu cho chiến lược và kế hoạch marketing của mình.
Nếu bạn chưa biết các tiêu thức để phân đoạn thị trường cũng như cách lựa chọn thị trường mục tiêu, hãy tham khảo bài viết “Thị trường mục tiêu là gì? 5 bước lựa chọn thị trường mục tiêu”.
Bước 5: Lựa chọn chiến lược marketing
Chiến lược marketing là một tập hợp các nguyên tắc và định hướng dẫn dắt hoạt động marketing của doanh nghiệp trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Để lập chiến lược marketing, bạn cần thực hiện 2 công việc đó là:
a, Thiết lập các mục tiêu của chiến lược marketing
Các mục tiêu marketing phổ biến bạn có thể tham khảo đó là:
- Lợi nhuận
- Lượng bán theo số lượng tuyệt đối hoặc mức tăng lượng bán
- Thị phần
- Mức độ nhận biết của người tiêu dùng
- Uy tín hình ảnh của sản phẩm/thương hiệu trên thị trường
- Số lượng các trung gian thương mại có tham gia tiêu thụ sản phẩm
b, Xác lập định hướng chiến lược marketing
Có rất nhiều chiến lược mà doanh nghiệp có thể theo đuổi. Bạn có thể xem chi tiết các chiến lược marketing tại bài viết “Chiến lược marketing là gì? Các loại chiến lược marketing cơ bản”.
Bước 6: Xác định nội dung của marketing – mix và kế hoạch hành động
Hai công việc bạn cần làm ở bước này đó chính là: phát triển marketing-mix và lập kế hoạch hành động.
a, Phát triển marketing mix
Marketing-mix là một bộ các biến số (công cụ marketing) có thể điều khiển được, chúng được quản lý để thỏa mãn thị trường mục tiêu và đạt các mục tiêu của doanh nghiệp. Các biến số này bao gồm: Sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến hỗn hợp hay truyền thông marketing thường được gọi là “4P của marketing”.
Ngoài ra, với dịch vụ, người làm marketing thường hay sử dụng 7Ps, bao gồm 4 yếu tố của 4Ps và thêm vào các yếu tố: Quy trình, con người và môi trường vật chất.
b, Lập kế hoạch hành động
Kế hoạch hành động bao gồm các yếu tố như:
- Thị trường mục tiêu sẽ phục vụ
- Những công việc phải làm, các hoạt động cụ thể trong từng nhóm biện pháp marketing
- Ai là người chịu trách nhiệm thực hiện từng hoạt động, phân công con người, bộ phận cụ để thực hiện
- Thời gian thực hiện và các mốc thời điểm bắt đầu và kết thúc từng hoạt động
- Ngân sách dành cho mỗi hoạt động hay chi phí là bao nhiêu.
- Phân tích tài chính, dự kiến lãi lỗ.
Bước 7: Kiểm tra đánh giá kế hoạch marketing
Đây là bước cuối cùng với nội dung công việc là đánh giá lần cuối toàn bộ quy trình lập kế hoạch và nội dung kế hoạch đã xây dựng. Ở bước này, bạn cần xác định được rằng liệu các mục tiêu và định hướng marketing với các điều kiện thị trường có phù hợp không? Các hành động trong Action Plan có khớp với định hướng chiến lược và hình ảnh định vị không?
Ngoài ra, cũng cần xác định hệ thống chỉ tiêu và cơ chế kiểm tra, đánh giá thường xuyên kế hoạch marketing này trong suốt thời gian thực hiện. đồng thời, xác định rõ các hành động cần thực hiện để đối phó với những thay đổi trong thời gian thực hiện kế hoạch.
3. Những lưu ý khi lập kế hoạch Marketing
Để lập được kế hoạch marketing hiệu quả, bạn cần chú ý những điều sau:
- Có sự phối hợp giữa các phòng ban
Trong quá trình lập kế hoạch marketing, bộ phận Marketing sẽ đóng vai trò chủ đạo và chịu trách nhiệm chính. Tuy nhiên, cũng cần có sự hỗ trợ từ các phòng ban khác như phòng kinh doanh, kế toán,… Chẳng hạn, bạn sẽ cần sự hỗ trợ từ phòng kế toán để có thể chi trả các chi phí marketing một cách kịp thời, để không làm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của chiến dịch.
Nếu không đảm bảo được sự phối hợp giữa các phòng ban. việc xây dựng kế hoạch Marketing rất khó thành công. Vì vậy, khi lập kế hoạch Marketing cần thông báo cho các phòng ban liên quan để nhân sự hỗ trợ kịp thời.
- Hiểu chính xác về chiến lược và chiến thuật
Để lập kế hoạch marketing chính xác và hiệu quả, bạn cần phải biết rõ sự khác biệt giữa chiến lược và chiến thuật. Nhiều người thường nhầm lẫn hai khái niệm này và gây ra những sai lầm trong việc xác định mục tiêu, nguồn lực, chi phí,…
Bạn cần nhớ rằng chiến lược là việc định hướng mục tiêu dài hạn và các phương pháp để đạt được nó. Còn chiến thuật là những hoạt động cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Trong một bản kế hoạch marketing, chiến lược sẽ bao quát hơn và bao gồm các chiến thuật trong đó.
- Cân đối nguồn nhân lực, tài chính, thời gian
Để lập kế hoạch marketing thành công, bạn cần phải có đủ nguồn nhân lực, tài chính và thời gian. Đây là ba yếu tố quan trọng mà nhiều người bỏ qua khi xây dựng kế hoạch marketing. Thực tế, nếu không có những yếu tố này thì kế hoạch sẽ khó có thể thực hiện được.
- Nhu cầu và tâm lý của khách hàng là yếu tố quan trọng
Để lập kế hoạch marketing hiệu quả, bạn cần phải có sự thấu hiểu về tâm lý và nhu cầu của khách hàng. Bạn cần nghiên cứu về hành vi mua hàng và xu hướng thị trường của khách hàng để đưa ra kế hoạch phù hợp và đạt được doanh thu cao nhất.
Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến những sự thay đổi bất ngờ có thể xảy ra trên thị trường mà bạn không thể dự đoán trước. Điều quan trọng là bạn cần nhanh chóng có kế hoạch dự phòng để ứng phó với những sự thay đổi này.
- Không đặt ra mục tiêu quá cao, hãy đặt ra mục tiêu có thể đạt được
Nếu bạn có những kỳ vọng quá cao mà không có sự nghiên cứu và phân tích thực tế thì bạn sẽ khó có thể đạt được những gì bạn mong muốn. Điều này sẽ tốn kém nguồn lực và ảnh hưởng tới tinh thần và động lực của nhân viên trong công ty.
4. Tham khảo mẫu Excel bảng Kế hoạch Marketing
Nếu bạn đang tìm mẫu bảng kế hoạch Marketing toàn diện, cơ bản thì có thể tham khảo tại đây:
5. Lời kết
Qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn những nội dung về xây dựng kế hoạch Marketing và cách lập kế hoạch Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn có được những kiến thức hữu ích và áp dụng thành công trong thực tế.
Nếu bạn đang có nhu cầu liên quan đến dịch vụ Marketing tổng thể, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội