XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP CẦN LÀM NHỮNG GÌ?

Đăng ngày: 27/08/2022
Lời khuyên vàng khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu là hoạt động thiết thực với tất cả các doanh nghiệp, dù là vừa hay nhỏ. Đây là yếu tố hàng đầu khi người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá và dịch vụ. Cùng MIC tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động này tại bài viết dưới đây

1. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?

Thương hiệu là hình ảnh mang tính chất văn hoá, cảm tính, lý tính,.. mà khách hàng liên tưởng khi nhắc tới một daonh nghiệp.

Thương hiệu là cam kết về chất lượng, giá trị và dịch vụ của doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài. Điều này được chứng nhận bởi hiệu quả sử dụng từ người tiêu dùng.

thuong-hieu-la-gi
Thương hiệu là gì

2. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ?

Thương hiệu mạnh sẽ được người tiêu dùng tin tưởng, dễ dàng thanh toán, tạo niềm tin hơn khi quyết định mua hàng. Nó sẽ mang lại nhiều lợi ích về doanh số, tiềm năng hợp tác với đối tác kinh doanh.

Thương hiệu góp phần duy trì, mở rộng thị trường và chống cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc doanh nghiệp xây dựng nhận diện thương hiệu là điều rất dúng đắn. 

3. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CẦN CHIẾN LƯỢC GÌ?

Quá trình xây dựng thương hiệu là quá trình dài mà đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược chi tiết, khả quan mà độc đáo. Để làm được, doanh nghiệp cần lưu tâm những vấn đề sau:

3.1 ĐỊNH HÌNH CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHUNG

Doanh nghiệp cần lên chiến lược cụ thể trong việc định hướng thương hiệu. Điểm cốt lõi trong chiến lược là xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp, vì vậy phải gắn liền với sản phẩm, chiến lược đầu tư và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 hoặc 2 cách sau đây:

– Đi từ thương hiệu nhỏ, thương hiệu hàng hoá đến thương hiệu doanh nghiệp. Chiến lược này có ưu điểm là tiếp cận nhanh, hạn chế rủi ro từ thương hiệu cá biệt. Tuy nhiên chiến lược này khá tốn chi phí nên thường được các doanh nghiệp lớn lựa chọn.

– Doanh nghiệp có thể lựa chọn hướng ngược lại là từ thương hiệu chung tới thương hiệu riêng, từng hàng hoá. Cách tiếp cận này hạn chế nhiều chi phí nên thường được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn.

3.2 Đánh giá SWOT

Để đưa ra chiến lược phù hợp nhất, doanh nghiệp cần phân tích rõ thuận lợi, khó khăn hiện tại. Ma trận SWOT là phương pháp được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng và mang tới những kết quả ngoài mong đợi. Phương pháp này phù hợp với mọi loại hình kinh doanh và dễ thực hiện trong các giai đoạn khác nhau.

Danh-gia-SWOT
Đánh giá SWOT

3.3 Đặt tên, logo và slogan

Tên thương hiệu nên đặt theo công thức sau: Dễ nhớ, không trùng lặp , ấn tượng,.. gắn liền với đặc tính hoặc chất lượng hàng hoá … Nếu muốn xây dựng thương hiệu lớn, cần:

– Sự khác biệt và truyền cảm.

– Đã được thử thách qua thời gian.

Tên gọi: Không nên dài quá 3 từ. Tên gọi có thể sử dụng như Logo chỉ khi đảm bảo yếu tố: Khác biệt và gợi cảm. Nếu tên gọi đi kèm với Logo cần được thiết kế như Logo.

SLOGAN: Một SLOGAN thành công phải chứa đựng Thông điệp ấn tượng và khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng về sản phẩm của mình. Khi sáng tạo SLOGAN, nên tính đến các yếu tố sau:

Quy tắc vàng: “Hướng về Khách hàng”

* Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc.

* Không phản cảm.

* Nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm.

Xem thêm: “Slogan của OMO” để biết tầm quan trọng của việc đặt Slogan trong doanh nghiệp nhé!

3.4 Xây dựng hình ảnh thương hiệu

Vì thương hiệu là “phần hồn”, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng nên ngay cả khi đầy đủ các yếu tố thì cũng chưa thể khẳng định Doanh nghiệp đã có thương hiệu. Các yếu tố ở đây như logo, tên gọi, đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, được pháp luật công nhận và bảo hộ.

Trên thực tế, các thương hiệu thành công thường là những thương hiệu mang lại nhiều cảm xúc, có tính cách riêng, có hình tượng đặc trưng và được chuyển tải cùng với thông điệp phù hợp.

Thông qua hoạt động quảng bá, truyền thông, hình tượng thương hiệu doanh nghiệp được hình thành dựa trên sự cảm nhận, liên tưởng và nhận biết của Khách hàng mục tiêu và công chúng.

Một chiến lược truyền thông và Marketing có hiệu quả sẽ đảm bảo sự cảm nhận trùng hợp giữa Hình tượng Thương hiệu do Doanh nghiệp xây dựng với Khách hàng mục tiêu.

3.5 Vạch kế hoạch xây dựng và quản trị thương hiệu

Quản trị và xây dựng thương hiệu không phải là một hoạt động có thể tính theo ngày, tháng hay năm. Thương hiệu xét về bản chất, cũng giống như đào tạo một con người: cần có sự chăm chút và tự nỗ lực vận động không ngừng để tồn tại, phát triển và khẳng định vị trí trong cộng đồng.

Điều đó chúng ta thấy ở các thương hiệu mạnh hàng đầu, những doanh nghiệp đó chú trọng nhiều nhất và chi tiết nhất đến hoạt động quản trị thương hiệu.

Việc xây dựng và quản trị thương hiệu là hoạt động đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Tuy nhiên, có thể được thực thi dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Doanh nghiệp.

4. DOANH NGHIỆP CẦN CHÚ Ý GÌ?

4.1 Chú trọng bán hàng

Nên đầu tư vào việc bán hàng và chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Đây là yếu tố quan trọng gây được tình cảm với khách hàng của mình. Biến tất cả các nhân viên thành các chuyên gia Quảng cáo và Marketing: Mỗi nhân viên cần hiểu rõ về Tiêu chí Kinh doanh và sứ mệnh của Doanh nghiệp. Mỗi thành viên phải trở thành một hình ảnh tiêu biểu cho Công ty qua cách họ giới thiều về Doanh nghiệp, qua trang phục và phong cách làm việc.

4.2 Không bao giờ có cơ hội thứ hai để gây ấn tượng đầu tiên.

4.3 Lên kế hoạch rõ ràng

Doanh nghiệp có kế hoạch kỹ lưỡng và tổng thể trước khi thực hiện kế hoạch Quảng bá/ Khuyếch trương/ PR. Tham khảo ý kiến chuyên gia, công ty tư vấn bởi họ là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thương hiệu và sẵn lòng hỗ trợ Doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Theo dõi ngay MIC để cập nhật nhiều thông tin hữu ích về Marketing tổng thể đa ngành.

__________________________________________________

Các doanh nghiệp thân mến, hãy liên hệ với MIC để cùng thực hiện chiến dịch Marketing vượt trội, nâng tầm thương hiệu và đẩy mạnh doanh thu ngay hôm nay! 

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing