1. Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược Marketing là một bản phác thảo dài hạn các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể, giúp doanh nghiệp tiến đến gần hơn với khách hàng, thoả mãn khách hàng và nâng cao nhận diện thương hiệu. Với bản chiến lược Marketing được xây dựng chỉnh chu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xác định mục tiêu, công viêc cần hoàn thành để đạt được mục tiêu đó một cách có kế hoạch hơn, giúp các đầu việc quan trọng không bị bỏ qua và đảm bảo tiến độ công việc được triển khai chính xác nhất.
Hiểu một cách đơn giản: Chiến lược Marketing chính là bản kế hoạch chi tiết về thời gian cho các đầu việc cần hoàn thành, các bước triển khai từng đầu việc đó.
2. Vai trò chiến lược Marketing trong thị trường 4.0
Trong xu thế hội nhập hiện nay, nền kinh tế đã vươn mình hết sức mạnh mẽ và thay đổi linh hoạt để phù hợp với thị trường. Khách hàng giờ đây cũng nhiều nguồn để tìm hiểu sản phẩm kỹ hơn, có nhiều sự lựa chọn hợp lý hơn trước khi quyết định mua hàng. Chính vì vậy việc thiết lập chiến lược Marketing và trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm giúp doanh nghiệp sẵn sàng vững bước tiến vào thị trường 4.0. Xây dựng chiến lược Marketing thông minh và tối ưu còn giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, tiếp cận với thị trường tiềm năng và tiến tới gần hơn với khách hàng.
3. Các bước để xác định một chiến lược Marketing hiệu quả
Để xác định chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình, bạn có thể tham khảo các bước trong hướng dẫn sau:
Bước 1: Nắm vững thông tin về doanh nghiệp cũng như tìm hiểu kỹ về sản phẩm kinh doanh
Khi xây dựng chiến lược Marketing, bạn cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức trong quá trình phát triển của mình. Cách đơn giản nhất để thực hiện điều này là triển khai theo mô hình SWOT.
Thông qua phân tích SWOT, bạn sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như nhìn nhận lại toàn bộ công việc kinh doanh của doanh nghiệp từ bộ máy quản lý, sản xuất, quy trình đối nội, đối ngoại mà có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà bạn đề ra, từ đó có những chiến lược marketing phù hợp để có thể tối ưu chuyển đổi và tăng doanh thu bán hàng.
Việc phân tích SWOT qua các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như rủi ro sẽ rất hữu ích trong việc khai thác lợi thế cạnh tranh của bạn và thấu hiểu đối thủ nhằm đưa ra ý tưởng phù hợp nhất trong việc triển khai chiến lược Marketing phù hợp cho sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Bước 2: Xác định, lựa chọn thị trường mục tiêu, phân tích chân dung khách hàng
Để xây dựng được chiến lược Marketing hiệu quả, bạn chắc chắn cần lựa chọn thị trường mục tiêu và phân tích chân dung khách hàng một cách kỹ lưỡng.Việc xác định thị trường mục tiêu hiệu quả cho phép bạn có thể nhắm đúng vào nhu cầu của khách hàng và thu hút họ một cách thành công.
Bạn sẽ xác định rõ được thị trường mục tiêu gồm những gì, khách hàng mục tiêu gồm những ai thông qua việc đưa ra các chiến dịch khảo sát thông tin khách hàng. Các thông tin bạn cần thu thập bao gồm:
- Giới tính
- Độ tuổi
- Hành vi
- Thói quen mua hàng
- Mức chi tiêu và thu nhập
- …
Thông qua việc xác định và hiểu thị trường và khách hàng, bạn sẽ dễ dàng triển khai các hoạt động nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như xây dựng các chiến lược Marketing và chiến lược kinh doanh hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng.
Bước 3: Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh
Trong kỷ nguyên thời đại số, kinh doanh trở thành xu hướng tất yếu mà các nhà đầu tư không thể bỏ lỡ. Các lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm cạnh tranh khốc liệt với nhau tạo nên thị trường kinh doanh đa dạng. Mỗi doanh nghiệp sẽ đều có những chiến lược Marketing sáng tạo riêng nhằm thu hút và giữ chân khách hàng.
Để có thể trụ vững và tiến bước xa hơn, doanh nghiệp của bạn phải có lợi thế cạnh tranh nổi bật để thu hút khách hàng. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp tìm ra được lợi thế cạnh tranh tối ưu và phát triển chính sách kinh doanh hợp lý và hiệu quả.
Bước 4: Xác định mục tiêu marketing
Xác định mục tiêu Marketing là điều cực kỳ quan trọng trong quá trình thiết lập chiến lược Marketing, giúp bạn xác định được đích đến của mình là đâu và mình cần đạt được điều gì.
Vì vậy, trong bản chiến lược Marketing, bạn cần dựa vào tình hình kinh doanh, khả năng và mong muốn của doanh nghiệp trong dài hạn hoặc một khoảng thời gian cụ thể để thiết lập mục tiêu phù hợp nhất với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Để làm được điều này, bạn có thể áp dụng mô hình SMART để đặt mục tiêu.
Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả giúp bạn thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí:
- Specific: Mục tiêu cần có sự rõ ràng, cụ thể
- Measurable: Mục tiêu có thể đo đếm được bằng các chỉ số
- Actionable (Tính khả thi, có khả năng thực hiện được)
- Relevant (Sự liên quan đến sứ mệnh doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp)
- Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)
Bước 5: Xây dựng chiến lược Marketing tổng thể
Sau khi đã xác định được mục tiêu cụ thể và hiểu rõ về khách hàng, bước tiếp theo để xây dựng kế hoạch Marketing đó là xây dựng chiến lược marketing tổng thể, kế hoạch hoá các mục tiêu đã đề ra và hoàn thành các mục tiêu này. Trong bước này, bạn sẽ cần liệt kê ra các yếu tố gồm:
- Các hoạt động cần thực hiện: là các hoạt động Marketing được thực hiện để đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra, phù hợp với sản phẩm, dịch vụ và khách hàng của doanh nghiệp.
- Thời gian triển khai hoạt động: Để triển khai các hoạt động đó, doanh nghiệp sẽ cần bao nhiêu thời gian (ngày, tháng, năm triển khai và hoàn tất).
- Nguồn nhân sự: Các hoạt động của bạn sẽ được giao cho các đội ngũ nhân sự thuộc phòng ban nào, cần tối thiểu – tối đa bao nhiêu, cần nhiều phòng ban phối hợp hay không. Ngoài ra bạn cũng cần cân nhắc bổ xung nhân sự ngoài (Freelancer hoặc Cộng tác viên), cũng như triển khai tuyển dụng.
- Nguồn tài nguyên: Để chiến dịch diễn ra, bạn sẽ cần đầu tư các nguồn tài nguyên nào (Logistic, ngân sách, thiết bị, cơ sở vật chất,…)
- Các yếu tố khác: Là các yếu tố cần thiết để các hoạt động thuộc chiến lược Marketing được triển khai hiệu quả.
Bạn có thể áp dụng 4 chiến lược marketing hiệu quả sau đây cho doanh nghiệp của mình:
- Chiến lược Marketing khác biệt hóa (Differentiation Strategy)
- Chiến lược Marketing định vị
- Chiến lược Marketing theo chu kỳ sản phẩm
- Chiến lược Marketing đối với người dẫn đầu thị trường, người thách thức và người theo sau
Khi thực hiện xây dựng chiến lược Marketing tổng thể này, doanh nghiệp có thể thấy rõ đầu việc cần thiết để ưu tiên triển khai. Đây cũng là bước để doanh nghiệp nhìn lại xem có khả thi với mục tiêu đã đề ra hay không.
Bước 6: Hoạch định ngân sách và thiết lập marketing KPI
Nắm rõ được các yếu tố cần thiết và xác định được kế hoạch Marketing tổng thể cần được triển khai, tiếp theo bạn sẽ cần hoạch định ngân sách và thiết lập KPI đáp ứng được kế hoạch đó. Ngân sách Marketing (Marketing Budget) là khoảng tiền mà bạn có sẵn để chi trả cho tất cả các chi phí về Marketing của mình và nên được liệt kê chi tiết từng khoảng cho từng kênh mà bạn sử dụng.
- Chi phí liên quan đến chiến dịch đang chạy: là những chi phí cho các chiến dịch PPC hoặc các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội
- Chi phí cho các công cụ, phần mềm: những phần mềm được sử dụng để cải thiện hoặc tối ưu – các chiến dịch marketing (phần mềm thiết kế đồ họa, phần mềm quản lý, các công cụ nghiên cứu từ khóa,…)
- Đào tạo: có thể là các khóa học trực tuyến, các buổi hội thảo/ hội nghị để bổ sung thêm kiến thức/ kinh nghiệm cho đội ngũ nhân viên.
Ngoài ra để đánh giá chiến lược Marketing bạn cần thiết lập Marketing KPI. Việc đo lường các chỉ số KPI Marketing sẽ giúp bạn nắm được hiệu quả của các hoạt động cũng như chiến dịch Marketing, từ đó có được chiến lược phù hợp để tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng.
Marketing KPI đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn đánh giá được hiệu quả của các hoạt động Marketing, hiểu được kênh nào đang hoạt động hiệu quả nhất, chiến dịch quảng cáo nào cần tối ưu hay các từ khóa mục tiêu nào đang tăng / giảm thứ hạng để từ đó điều chỉnh và xây dựng chiến lược Marketing phù hợp hơn trong tương lai.
Quảng cáo của Coca-Cola tại Việt Nam
Chiến lược Marketing của Saigontourist
Chiến dịch ngại gì vết bẩn của OMO
Bước 7: Quản trị rủi ro và bắt tay vào thực hiện
Trước khi bắt tay vào thực hiện chiến lược Marketing, bạn cần rà soát lại toàn bộ bản chiến lược, đưa ra rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện và đề xuất giải pháp quản trị rủi ro. Cách này giúp doanh nghiệp bạn hạn chế được rủi ro không mong muốn và bình tĩnh khi xảy ra sự cố, điều chỉnh kịp thời để đem lại thành công như mong muốn. Xây dựng chiến lược Marketing đúng hướng sẽ tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốt trong nhiệm vụ kinh doanh, thúc đẩy doanh số bán hàng và đưa thương hiệu tới gần hơn với khách hàng.
Trong quá trình thực hiện, bạn cũng sẽ cần liên tục đánh giá các chỉ số hiệu suất, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch của từng phòng ban. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được những điểm bất thường, những điểm cần cải thiện, qua đó đưa ra các điều chỉnh và có phương án xử lý nhanh chóng, đảm bảo chiến dịch diễn ra thuận lợi.
4.Tổng kết
Trên đây là chia sẻ của MIC Creative về cách xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả. Xây dựng chiến lược Marketing là một trong những hoạt động quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ. Hi vọng với các hướng dẫn trên, doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được các bước trong việc xây dựng chiến lược Marketing, giúp các doanh nghiệp gặt hái nhiều thành công trên thị trường.
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ Marketing tổng thể, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội