1. Mô hình SWOT là gì?
SWOT là viết tắt của 4 từ Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – một mô hình phân tích kinh doanh phổ biến và cần thiết cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chiến lược và định hướng mục tiêu.
Mô hình trên đang được áp dụng trong nhiều ngành hàng, khía cạnh như SWOT bản thân, SWOT học tập, … chứ không chỉ riêng kinh doanh.
2. Ưu điểm & nhược điểm của mô hình SWOT
2.1 Ưu điểm
- Không tốn chi phí
Hiệu quả và tiết kiệm chi phí là 2 lợi thế lớn nhất của phân tích SWOT trong tất cả các lĩnh vực
- Kết quả tổng quan
Với mô hình SWOT, cá nhân và doanh nghiệp sẽ đánh giá được 4 phương diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đưa ra kết quả chính xác giúp hoàn thiện các mục tiêu, chiến lược
- Khai phá nhiều ý tưởng mới
Qua phân tích 4 mục cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu doanh nghiệp sẽ biết lợi thế, bất lợi và cả những mối đe dọa để giúp đối phó hiệu quả hơn trong tương lai, có những kế hoạch tránh các rủi ro tốt nhất.
2.2 Nhược điểm
- Kết quả chưa chuyên sâu
SWOT là phương pháp đánh giá tổng quan nên kết quả nhận về chưa thực sự phản ánh đúng các khía cạnh. Để có cái nhìn đầy đủ hơn, cá nhân và doanh nghiệp cần phân tích kỹ hơn và kết hợp dùng các mô hình khác như mô hình PEST, VRIO, BS,…
- Không thể đưa ra quyết định
SWOT thiếu cơ sở và dữ liệu nhanh lỗi thời nên không góp phần lớn trong các quyết định quan trọng về kinh doanh.
3. Cách xây dựng mô hình SWOT
3.1 S – Strength (Thế mạnh)
Đây là tổng hợp các hoạt động mà doanh nghiệp đang làm tốt nhất, nổi bật hơn so với đối thủ. Đó có thể là nhân lực (kinh nghiệm, kỹ năng), nguồn lực hữu hình (thiết bị, máy móc) hay nguồn lực vô hình (kỹ thuật độc quyền, sáng chế).
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc lợi thế từ góc nhìn cả trong cuộc lẫn khách hàng và những bạn cùng lĩnh vực.
3.2 W – Weakness (Điểm yếu)
Bên cạnh các điểm mạnh, doanh nghiệp cũng cần có cái nhìn thực tế vào các khuyết điểm của mình bao gồm các thiếu sót đa khía cạnh, những giới hạn và điều khoản không rõ ràng.
3.3 O – Opportunity (Cơ hội)
Bất cứ ngành nghề nào cũng có cơ hội phát triển riêng và điều quan trọng doanh nghiệp có biết tận dụng tất cả những điều đó không? Doanh nghiệp bạn có đang cung cấp dịch vụ ngách ít cạnh tranh? Lĩnh vực của doanh nghiệp có đang hưởng các chính sách, ưu đãi đặc biệt về chính sách? Tất cả đều góp phần vào định hướng lộ trình phát triển của doanh nghiệp bạn.
3.4 T – Threat (Thách thức)
Song hành với cơ hội là những thách thức mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đối diện. Đó là những cản trở đến từ chính sách pháp luật, sản phẩm chưa có vị thế trên thị trường hay quan điểm chưa tích cực của khách hàng với dịch vụ,… Tất cả đều cần một quá trình dài để thay đổi hay điều hướng theo mục tiêu của doanh nghiệp.
4. Mô hình SWOT trong ngành ẩm thực
4.1 S – Strength (Thế mạnh)
- Sạch sẽ, gọn gàng
Thẩm mỹ luôn được đánh giá cao trong lĩnh vực ẩm thực. Cùng một tầm giá nhưng nhà hàng, quán ăn nào có bày trí món ăn, thiết kế không gian gọn gàng, thoáng sạch chắc chắn sẽ chiếm ưu thế hơn.
- Giá cả phải chăng
Dù món ăn có chất lượng tới đâu nhưng giá thành quá cao so với thu nhập của tệp khách hàng hướng tới thì cũng khó có lượng khách quen lâu dài. Để cải thiện điều này, doanh nghiệp nên xem xét tối ưu lại quy trình để có thể đem tới giá cả phù hợp nhất. Còn nếu giá thành cao đi liền chất lượng tương xứng, bạn phải chấp nhận thay đổi khách hàng mục tiêu.
- Dịch vụ chất lượng
Món ăn không phải thứ duy nhất để đánh giá chất lượng của một quán ăn, nhà hàng. Nó còn là thái độ nhân viên, thời gian chờ đợi hay an ninh. Các yếu tố này tuy nhỏ nhưng tác động lớn tới tâm lý và trải nghiệm khách hàng.
- Thực đơn đa dạng
Khía cạnh này dễ thấy nhất trong các nhà hàng buffet do đáp ứng được nhu cầu của đa dạng tệp khách hàng. Tuy nhiên, với các nhà hàng ẩm thực chuyên biệt hoặc quán ăn nhỏ có thể áp dụng qua việc bổ sung các món ăn kèm theo để mở rộng khách hàng.
- Hình ảnh thương hiệu
Hình ảnh thương hiệu giúp khách hàng nhớ tới dịch vụ, sản phẩm doanh nghiệp lâu hơn và đưa ra quyết định nên trung thành hay không. Đó là văn hóa doanh nghiệp, màu sắc đặc trưng và các cảm xúc đem lại cho người sử dụng. Ví dụ: Haidilao được biết tới vì dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, tỉ mỉ đem lại cảm giác đặc biệt khi trải nghiệm.
4.2 W – Weakness (Điểm yếu)
- Thương hiệu mới
Thương hiệu nào thời điểm đầu vận hành cũng gặp khó khăn để tiếp cận khách hàng. Tuy điểm mạnh là tạo tính tò mò và kích thích trải nghiệm nhưng sẽ khó thuyết phục với nhóm đối tượng đã trung thành với dịch vụ hay nhãn hàng khác.
- Hạn chế trong ngân sách
Ngân sách đầu tư hạn chế kéo theo nhiều khía cạnh bị thiếu hụt của doanh nghiệp bạn. Bạn chỉ có thể chọn ra một vài thứ để đầu tư như mặt bằng, thiết kế và đồng nghĩa nó khó giúp bạn mở rộng khách hàng.
- Vị trí không thuận lợi
Đó là lý do vì sao chúng ta có câu “nhất cận thị, nhị cận giang”. Một vị trí tốt chắc chắn sẽ tiếp cận khách hàng nhanh hơn và thuận tiện hóa quyết định quay lại sử dụng dịch vụ.
- Thiếu độc đáo
Con người luôn có xu hướng thích những thứ mới mẻ dù dịch vụ đó về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn cập nhật các kiến thức mới và làm phong phú sản phẩm mới của mình.
4.3 O – Opportunity (Cơ hội)
- Vị trí tiềm năng
Tầm nhìn tiềm năng vị trí cũng góp phần thay đổi quá trình kinh doanh của bạn. Điều này có thể nhìn thấy ở các khu dân cư mới hay các tòa chung cư mới hoàn thiện, các quán ăn mọc lên rất đông đúc vì họ thấy được sự thuận tiện và mật độ dân cư đông đúc.
- Ưu đãi đi kèm
Chính sách ưu đãi luôn là phương pháp hiệu quả để thúc đẩy doanh thu. Có thể chỉ là mã khuyến mại cho khách hàng cũ hay áp dụng miễn phí giao trả cũng giúp trải nghiệm của khách hàng được tốt hơn.
- Sản phẩm thân thiện với môi trường
Cuộc đua bảo vệ môi trường chưa bao giờ ngừng HOT trong tất cả các ngành hàng. Nó giúp khách hàng có cái nhìn thân thiện hơn về sản phẩm và dễ đưa ra quyết định trung thành. Tuy nhiên, lưu ý lớn là hãy thực hiện chiến dịch đồng bộ và dài hạn vì khách hàng không dễ bị đánh lừa nếu mục tiêu bảo vệ môi trường đó chỉ làm hời hợt hay áp dụng một thời điểm.
Xem thêm: Cách “Samsung bảo vệ môi trường” thông qua các chiến dịch PR và sản phẩm thân thiện với môi trường, đóng góp vào sự bền vững của trái đất.
- Chính sách trong ngành thực phẩm
Các thay đổi về chính sách hầu hết tới từ chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt khi điều này có liên quan tới sức khỏe người tiêu dùng. Điều này dẫn tới những phán đoán và tìm ra cơ hội cạnh tranh mới.
- Công nghệ tân tiến
Các phần mềm tự động hóa là những thay đổi về mặt công nghệ mang tính tích cực trong những năm gần đây. Nó hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc nâng cao độ hài lòng của Khách hàng, giảm chi phí nhân sự….
4.4 T – Threat (Thách thức)
- Không ổn định về chi phí hoạt động
Mở ra một dịch vụ thì dễ nhưng để duy trì rất khó vì đòi hỏi nhiều khoản đầu tư và các chi phí phát sinh. Nếu không cân đối thu chi thì nhà hàng sẽ rất có thể không tạo được lời lãi cho đủ doanh thu.
- Thay đổi thói quen tiêu dùng
Kinh tế biến động, các xu hướng mới khiến thói quen tiêu dùng của khách hàng thay đổi ít nhiều. Doanh nghiệp cần nhạy cảm hơn trong phân tích khách hàng và có điều chỉnh bắt kịp.
Trên đây là những phân tích của MIC về mô hình SWOT trong ngành ẩm thực. Hãy tiếp tục theo dõi MIC CREATIVE để có thêm nhiều kiến thức mới.