1. TikTok ra mắt AI Alive: Tạo video ngắn từ ảnh tĩnh trực tiếp trong TikTok Stories
TikTok vừa chính thức ra mắt AI Alive, một tính năng mới cho phép người dùng biến ảnh tĩnh thành video ngắn động ngay trong mục TikTok Stories. Đây là một bước mở rộng tự nhiên trong hệ sinh thái các công cụ sáng tạo nội dung của nền tảng này, nhằm hỗ trợ cả người dùng phổ thông lẫn nhà sáng tạo có thể tạo ra video mà không cần kỹ năng dựng phim hay chỉnh sửa chuyên sâu.


- Người dùng chỉ cần mở Story Camera, chọn một bức ảnh từ album cá nhân, nhấn vào biểu tượng AI Alive, nhập một đoạn mô tả ngắn (prompt) – và hệ thống sẽ tự động xử lý để tạo ra một video ngắn với hiệu ứng chuyển động, ánh sáng, âm thanh và bối cảnh phù hợp.
- Mọi thao tác đều thực hiện trực tiếp trên ứng dụng TikTok, không cần cài đặt thêm công cụ ngoài hoặc trải qua bước dựng phim thủ công.
Theo TikTok, AI Alive được phát triển để đơn giản hóa quá trình sáng tạo nội dung, đặc biệt là storytelling bằng hình ảnh. Trong một tuyên bố chính thức, TikTok nhấn mạnh:
“Chúng ta đều biết một bức ảnh có thể nói lên cả ngàn lời, và TikTok muốn đưa hình thức kể chuyện bằng hình ảnh này tiến xa hơn nữa. Với AI Alive, người sáng tạo giờ đây có thể dễ dàng làm ảnh chuyển động và kể những câu chuyện phong phú, sống động hơn cho cộng đồng của mình.”
Nói cách khác, AI Alive không chỉ là một công cụ tạo hiệu ứng, mà là một cách để người dùng truyền tải cảm xúc, hồi tưởng hoặc thông điệp – thông qua những bức ảnh vốn trước đây chỉ mang tính lưu trữ.
2. Lợi thế của TikTok trong cuộc đua tích hợp AI vào sáng tạo nội dung
Sự ra mắt của AI Alive diễn ra trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội lớn đều đang tích hợp AI để giúp người dùng tạo nội dung dễ dàng và cá nhân hóa hơn.
Instagram hiện đang thử nghiệm công cụ chỉnh sửa video “Edits” và nhiều ứng dụng AI bên ngoài như Pika cũng cung cấp khả năng tạo video từ ảnh. Tuy nhiên, TikTok có lợi thế rõ rệt khi tích hợp trực tiếp công cụ này vào nền tảng, không yêu cầu người dùng rời khỏi ứng dụng hay dùng phần mềm ngoài.


Bằng cách rút ngắn quy trình sáng tạo ngay trong Story Camera, TikTok không chỉ tăng sự tiện lợi mà còn tận dụng thế mạnh vốn có của mình: nội dung ngắn, dễ chia sẻ và có khả năng lan truyền cao.
AI Alive là một bước đi hợp lý để TikTok đáp ứng nhu cầu của người dùng phổ thông – những người muốn tạo nội dung giàu cảm xúc mà không cần kỹ năng dựng phim – đồng thời cũng hỗ trợ nhóm sáng tạo chuyên nghiệp tiết kiệm thời gian sản xuất.
3. Đảm bảo minh bạch và an toàn khi sử dụng nội dung do AI tạo
Cùng với việc ra mắt AI Alive, TikTok cũng nhấn mạnh các biện pháp kiểm soát nội dung nhằm đảm bảo tính minh bạch và an toàn cho người dùng.
Cụ thể, mọi video được tạo ra bằng AI Alive sẽ được gắn nhãn “AI-generated”, giúp người xem dễ dàng nhận biết đây là sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Ngoài ra, TikTok còn tích hợp metadata C2PA (Coalition for Content Provenance and Authenticity) – một chuẩn công nghệ giúp truy xuất nguồn gốc nội dung, kể cả khi video được tải xuống và chia sẻ bên ngoài nền tảng. Điều này hạn chế tối đa khả năng gây hiểu lầm hoặc sử dụng sai mục đích các video do AI tạo.
Bên cạnh đó, TikTok áp dụng quy trình kiểm duyệt ba lớp đối với nội dung từ AI Alive:
- Ảnh tĩnh đầu vào được quét trước khi xử lý.
- Prompt người dùng nhập vào (nếu có) được đánh giá.
- Video sau khi tạo ra sẽ trải qua một lượt kiểm tra cuối trước khi cho phép đăng tải.
Các biện pháp này được thiết kế nhằm ngăn chặn những trường hợp sử dụng AI để tạo nội dung sai lệch, phản cảm hoặc vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng – đồng thời tạo nền tảng tin cậy để người dùng và thương hiệu yên tâm khai thác công cụ mới này.
4. Gợi ý ứng dụng TikTok AI Live trong chiến dịch truyền thông
Với AI Alive, TikTok không chỉ đưa ra một công cụ mới, mà còn tạo thêm lựa chọn đơn giản, trực quan cho người dùng và thương hiệu trong việc tái sử dụng ảnh tĩnh để tạo nội dung động. Trong bối cảnh video ngắn tiếp tục chiếm ưu thế, những thương hiệu nhỏ, không có đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp, hoàn toàn có thể tận dụng:
- Ảnh sản phẩm tĩnh: tạo video giới thiệu hoặc làm nổi bật tính năng một cách sống động.
- Ảnh hậu trường: chia sẻ quy trình làm việc, sản xuất, văn hóa công ty.
- Ảnh kỷ niệm với khách hàng: kể lại hành trình đồng hành hoặc các sự kiện đã diễn ra.
Một số hình thức triển khai đơn giản nhưng hiệu quả gồm:
- Chiến dịch “ảnh kể chuyện”: tái hiện hành trình thương hiệu hoặc sản phẩm qua từng mốc thời gian.
- “Hồi sinh khoảnh khắc cũ”: khuyến khích người dùng tạo video từ ảnh cá nhân và gắn hashtag.
- Video tri ân cá nhân hóa: dùng ảnh của khách hàng hoặc nhân viên để tạo clip cảm ơn.
Cùng với việc đảm bảo minh bạch và kiểm duyệt nội dung từ phía TikTok, AI Alive đang mở ra một hướng tiếp cận nội dung gần gũi, cảm xúc, tiết kiệm thời gian và chi phí – nhưng vẫn đủ sức tạo kết nối.
Đọc thêm: