Các loại thuật ngữ trưng bày điểm bán của ngành facebook

Đăng ngày: 16/12/2022

Trưng bày điểm bán ngành F&B hiện nay là một hoạt động Marketing offline cần thiết để đưa sản phẩm của bạn khác biệt, gây ấn tượng với khách hàng thật hiệu quả. Hình thức này khiến khách hàng chú ý, tò mò và tiến hành mua hàng ngay lập tức. Bài viết này MIC sẽ chia sẻ cùng bạn định nghĩa Thuật ngữ trưng bày điểm bán ngành F&B.

Trưng bày tại điểm bán được xem như nghệ thuật bán hàng, giúp các doanh nghiệp, nhà kinh doanh, phân phối dễ dàng đưa hình ảnh, sản phẩm thương hiệu của mình tới người tiêu dùng. Đó là một trong những điểm đặc biệt cũng như yêu cầu quan trọng của mô hình kinh doanh trung tâm thương mại, cửa hàng, tap hoá và siêu thị. Đó là bộ mặt cũng như ấn tượng ban đầu của người tiêu dùng về doanh nghiệp. Điều này trở thành tiêu chí vàng của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy doanh số và mang vẻ đẹp cho khu vực mua sắm, cửa hàng của mình.

1. POP (Point of Purchase)

POP viết tắt bởi từ chính là Point of Purchase. Đây được dịch đó là khu vực mua hàng và trưng bày sản phẩm tại các điểm bán lẻ trên thị trường. Các điểm bán hàng sẽ được đặt tại những nơi rộng rãi nhằm thu hút sự chú ý dễ dàng. Hơn nữa góp phần tăng sự kích thích, tò mò tới khách hàng. Sẽ dễ dàng khiến khách hàng tham gia chương trình và mua hàng. Point of Purchase sẽ giúp bạn quản lý các hoạt động bán lẻ thông minh tại rất nhiều cửa hàng.
Mặc dù ở các địa điểm, sản phẩm đã có sẵn trên kệ trưng bày, tuy nhiên để sản phẩm nổi bật hơn các sản phẩm cùng loại, các doanh nghiệp sẽ áp dụng thêm POP trưng bày sản phẩm nhằm tăng số lượng mặt hàng và nổi bật sản phẩm tại gian hàng.
Hiện nay POP không đơn giản ở các địa điểm thật mà còn trở thành các gian hàng trên sàn thương mại điện tử, app mua hàng trực tuyến. Việc sắp xếp POP cũng đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy nhận diện từ phía khách hàng.
POP đôi khi được để ngay mặt tiền của gian hàng, vì vậy khách hàng sẽ chú ý tới sản phẩm đầu tiên hơn, làm tăng hiệu quả Marketing offline.
pop
POP

2. POSM (Point of Sales Material)

POSM là viết tắt của cụm từ Point of Sales Material. Thuật ngữ trưng bày điểm bán ngành F&B này chỉ các vật dụng được thiết kế và trưng bày tại điểm bán. Các nhà quảng cáo dùng POSM làm vật liệu để xây dựng, thiết kế ấn phẩm nhằm thu hút, kích thích sự tò mò của khách hàng tại các điểm bán cụ thể. Có thể coi POSM là bộ nhận diện thương hiệu của công ty với các sản phẩm như Banner, Poster, Standee,…. Các sản phẩm này sẽ không giúp tăng trưởng doanh thu vượt trội tuy nhiên sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ phủ thương hiệu, khiến khách hàng tò mò và thu hút về sản phẩm của mình hơn.

trưng bày tại điểm bán
POSM

3. Thuật ngữ trưng bày điểm bán: Signage

Signage chính là biển chỉ dẫn và giới thiệu từng khu vực tại những trung tâm thương mại, biển báo cửa hàng. Nó gồm những loại như biển chỉ dẫn khu vực, biển báo giá, biển giới thiệu, khuyến mãi,… Signage được dán trên kệ, cửa sổ nhằm truyền tải thông điệp sản phẩm ra mắt hoặc khuyến mãi.

Signage
Trưng bày tại điểm bán

4. STORE DISPLAY

Thuật ngữ này dịch ra tiếng việt có nghĩa là Màn hình hiển thị. Thuật ngữ này dành cho việc trưng bày phía bên trong cửa hàng. Khiến khách hàng cảm giác được níu chân và thêm thời gian hứng thú với sản phẩm. Đó là những kệ hàng nhỏ tạo điểm nhấn để thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Store display
Store display

5. Thuật ngữ trưng bày điểm bán: STORE LAYOUT

Store layout là bố cục mặt hàng, gian hàng tại trung tâm thương mại. Bạn sẽ biết sản phẩm, gian hàng bạn cần tìm nằm ở vị trí nào để dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn. Store layout là việc bắt buộc bạn cần thiết kế khi xây dựng và bài trí sản phẩm tại siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại.

6. WINDOW DISPLAY FOOD

Đây là mặt tiền hiển thị. Bạn có thể thấy các shop thời trang thường đặt quần áo hot nhất, hay những quán ăn sẽ để hình ảnh món best seller lên trứơc nhằm lôi kéo khách hàng vào cửa hàng. Window display food được các nhãn hàng chú trọng nên thường họ sẽ sử dụng toàn bộ kính thay vì cửa và tường.

Có thể nhận định rằng đây là nơi thể hiện hết sự độc đáo cũng như điểm nổi bật của sản phẩm, cửa hàng. Đây là hạng mục quan trọng trong việc xây dựng cửa hàng, thúc đẩy hiệu quả Marketing trong việc tiếp cận khách hàng cũng như bán hàng.

Không những mang hiệu quả trong Marketing mà còn giúp tăng độ nhận diện của cửa hàng khi khách hàng ghé qua. Điều này sẽ ghi nhớ trong tâm trí khách hàng về sản phẩm, cửa hàng của bạn.

7. TỔNG KẾT

Mỗi cửa hàng dựa theo bố cục và không gian khác nhau sẽ lựa chọn hình thức trưng bày điểm bán ngành F&B phù hợp. Doanh nghiệp nên cân nhắc dựa trên nhu cầu để áp dụng hình thức Marketing offline một cách hiệu quả nhất.

Trên đây là kiến thức về hoạt động trưng bày tại cửa hàng dành cho ngành ẩm thực mà MIC Creative tổng hợp. Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các mẹo khác dành cho ngành của mình tại: Tin tức dành cho các ngành

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing