Chiến lược sản phẩm là gì? Sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất của marketing mix, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. Vậy chiến lược sản phẩm là gì và làm thế nào để xây dựng một chiến lược sản phẩm hiệu quả? Hãy cùng MIC CREATIVE tìm hiểu ngay trong bài viết này.
1. Chiến lược sản phẩm là gì?
2. Vai trò của sản phẩm trong marketing đối với doanh nghiệp
Vai trò của sản phẩm trong marketing đối với doanh nghiệp là rất quan trọng. Sản phẩm là một trong bốn yếu tố cốt lõi của Marketing Mix, bên cạnh giá cả, địa điểm và khuyến mãi. Sản phẩm là hàng hóa hoặc dịch vụ được tiếp thị cho đối tượng mục tiêu, nhằm đáp ứng nhu cầu và tạo ra giá trị cho khách hàng. Sản phẩm cũng là nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp.
Một số vai trò của sản phẩm trong marketing đối với doanh nghiệp là:
– Tạo ra tiện ích cho sản phẩm, là khả năng của sản phẩm để đáp ứng mong muốn của khách hàng.
– Giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
– Giúp truyền tải thông tin về thương hiệu, sản phẩm đến khách hàng thông qua các kênh truyền thông và quảng cáo.
– Giúp tăng doanh thu bằng cách thu hút và giữ chân khách hàng.
– Xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, tăng sự gắn kết và lòng trung thành.
– Giúp phát triển doanh nghiệp bằng cách đổi mới và cải tiến sản phẩm theo xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng.
3. Hướng dẫn xây dựng các bước để phát triển chiến lược sản phẩm mới
3.1. Phân tích thị trường và khách hàng mục tiêu
Trước khi lập kế hoạch và triển khai về chiến lược sản phẩm bạn cần nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu, hành vi và đặc điểm của khách hàng mục tiêu của sản phẩm. Bạn cũng cần phân tích về đối thủ cạnh tranh, xu hướng và cơ hội trên thị trường. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các kỹ thuật như A/B testing, phân tích khách hàng, khảo sát khách hàng, nghiên cứu sản phẩm, thử nghiệm tiếp thị… để thu thập và phân tích dữ liệu
3.2. Xác định giá trị cốt lõi cho sản phẩm
Đây là một bước quan trọng trong chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt và độc đáo cho sản phẩm trên thị trường. Giá trị cốt lõi của chiến lược sản phẩm là những lợi ích chính mà sản phẩm mang lại cho khách hàng, giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng và phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng
Dưới đây là ví dụ về chiến lược sản phẩm mang tính giá trị cốt lõi:
“Giá trị cốt lõi của hãng Apple là sự sáng tạo, đơn giản và tinh tế. Apple luôn tập trung vào việc thiết kế và phát triển các tính năng, hệ điều hành mới mẻ đột phá, giao diện thân thiện với trải nghiệm của người dùng và kiểu dáng sang trọng. Apple không chỉ bán các sản phẩm về công nghệ mà còn bán cảm xúc và trải nghiệm cho khách hàng”.
3.3. Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu cho sản phẩm
Là bước thiết lập hướng đi và định nghĩa thành công của sản phẩm. Tầm nhìn là một mô tả ngắn gọn về tương lai mong muốn của sản phẩm, thể hiện sứ mệnh và giá trị của nó. Mục tiêu là những kết quả cụ thể và đo lường được mà sản phẩm muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.
Để xây dựng tầm nhìn và mục tiêu cho sản phẩm, bạn cần phải căn cứ vào giá trị cốt lõi của sản phẩm, sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp, cũng như xu hướng và cơ hội của thị trường. Ngoài ra có thể sử dụng brainstorming, mind mapping, story mapping và vision board để tạo ra và trình bày tầm nhìn và mục tiêu của sản phẩm.
Dưới đây là ví dụ về chiến lược sản phẩm mang tính xây dựng tầm nhìn và mục tiêu: “Nói về tầm nhìn không thể không kể đến Facebook – tạo ra thế giới kết nối hơn. Mục tiêu của Facebook là “cho mọi người có quyền chia sẻ và làm cho thế giới mở hơn”. Để đạt được mục tiêu này, Facebook đã phát triển các sản phẩm và dịch vụ như Messenger, Instagram, WhatsApp, Oculus và Workplace”.
3.4. Lên kế hoạch cho sản phẩm
Là bước tạo ra một lộ trình cho chiến lược sản phẩm với các giai đoạn, mốc thời gian và tính năng chính của sản phẩm. Lộ trình sản phẩm là một công cụ trực quan để minh họa chiến lược sản phẩm và cách thực hiện nó. Bước này giúp doanh nghiệp của bạn đồng bộ hóa các bên liên quan và giao tiếp rõ ràng về hướng đi của sản phẩm. Để lên kế hoạch chiến lược sản phẩm bạn cần xác định các yếu tố sau:
- Sản phẩm: là những tính năng và chức năng chính của sản phẩm, cũng như các yêu cầu về chất lượng…
- Thời gian: là các giai đoạn và kỳ hạn của quá trình phát triển sản phẩm, từ khởi đầu cho đến ra mắt và bảo trì.
- Ngân sách: là chi phí dự kiến bao gồm việc phát triển, quảng bá và vận hành sản phẩm.
- Nhân sự: là các vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm phát triển sản phẩm, cũng như các bên liên quan khác như khách hàng, đối tác và nhà cung cấp.
- Rủi ro: là các khó khăn, thách thức và nguy cơ có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch của sản phẩm.
3.5. Thực hiện và đo lường chiến lược sản phẩm
Là bước triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh và marketing cho sản phẩm, cũng như thu thập phản hồi và đánh giá hiệu quả của chiến lược. Để thực hiện chiến lược sản phẩm, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, như phát triển, thiết kế, kiểm thử, bán hàng, dịch vụ khách hàng…
Để đo lường chiến lược sản phẩm, cần có các chỉ số thành công (KPIs) để theo dõi tiến độ và kết quả của sản phẩm. Ngoài ra trước khi triển khai bạn có thể sử dụng các kỹ thuật như feedback, review, retrospective hay A/B testing để thu được các ý kiến và gợi ý từ khách hàng
4. Những chiến lược sản phẩm phổ biến và hiệu quả hiện nay
4.1. Chiến lược về nhãn hiệu
Đây là bản kế hoạch chi tiết và dài hạn để xây dựng và phát triển một thương hiệu thành công. Nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp và giúp tạo ra mối quan hệ vững chắc và hiệu quả với khách hàng trong thị trường cạnh tranh. Dưới đây sẽ là những cách giúp doanh nghiệp bạn đặt tên cho nhãn hiệu của mình:
- Đặt tên riêng biệt cho mỗi sản phẩm
Đây là cách gọi tên cho từng sản phẩm trong danh mục sản phẩm của doanh nghiệp, nhằm tạo ra sự khác biệt và nhận dạng cho sản phẩm trên thị trường.
Ví dụ về chiến lược sản phẩm mang riêng biệt: “Tân Hiệp Phát đặt tên riêng biệt cho các sản phẩm (Trà xanh Không Độ, Trà thanh nhiệt Dr. Thanh, Nước tăng lực Number 1, Nước ép trái cây Juicie,…)”.
- Đặt tên chung cho tất cả sản phẩm
Đây là cách gọi tên cho toàn bộ các sản phẩm của doanh nghiệp bằng một thương hiệu duy nhất, nhằm tiết kiệm chi phí quảng bá và tận dụng uy tín của thương hiệu. Ví dụ: “Philips (tivi, smartphone, bàn ủi, nồi cơm điện, bóng đèn, máy cạo râu,…) ”.
- Kết hợp thương hiệu của doanh nghiệp với tên riêng của từng sản phẩm
Đây là cách gọi tên cho từng sản phẩm bằng một sự kết hợp giữa thương hiệu của doanh nghiệp và tên riêng của sản phẩm, nhằm vừa tận dụng được uy tín của thương hiệu, vừa có dấu ấn riêng cho từng sản phẩm. Ví dụ: “OPPO Reno, OPPO Find X, OPPO F11, OPPO A5s,…1”.
- Mở rộng thương hiệu
Đây là cách phát triển các sản phẩm mới không thuộc lĩnh vực hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, nhưng vẫn sử dụng thương hiệu hiện có để mở rộng thị trường và giảm rủi ro.
Ví dụ về chiến lược sản phẩm mang tính mở rộng thương hiệu: “Apple đã mở rộng thương hiệu từ máy tính sang điện thoại thông minh (iPhone), máy tính bảng (iPad), đồng hồ thông minh (Apple Watch),…”
4.2. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
Đây là cách giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường nhằm tăng khả năng tiếp cận khách hàng, thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Đa dạng hóa liên quan đến việc tung ra sản phẩm mới thường ở thị trường mới, có thể cùng hoặc khác lĩnh vực với sản phẩm hiện có. Hiện nay, chiến lược đa dạng hóa có 4 phương pháp được các doanh nghiệp lớn áp dụng nhiều nhất bao gồm:
- Đa dạng hóa đồng tâm
Là phát triển những sản phẩm mới trong cùng một lĩnh vực với sản phẩm hiện có, có sự liên quan về công nghệ, nguồn lực hay khách hàng.
Ví dụ về chiến lược sản phẩm đa dạng hóa đồng tâm: “Coca Cola ra mắt các sản phẩm nước uống có ga, nước trái cây, trà…”
- Đa dạng hóa theo chiều ngang
Các doanh nghiệp phát triển những sản phẩm mới không liên quan đến sản phẩm hiện có về công nghệ hay nguồn lực, nhưng có chung khách hàng mục tiêu.
Ví dụ về chiến lược sản phẩm đa dạng hóa theo chiều ngang: “Apple ra mắt các sản phẩm như iPhone, iPad, Apple Watch,…”.
- Đa dạng hóa theo chiều dọc:
Là phát triển những sản phẩm mới liên quan đến chuỗi cung ứng của sản phẩm hiện có, như nguyên liệu, linh kiện hay kênh phân phối.
Ví dụ chiến lược sản phẩm đa dạng theo chiều dọc: “Samsung tự sản xuất các bộ vi xử lý cho điện thoại thông minh của mình”.
- Đa dạng hóa tập đoàn
Là phát triển những sản phẩm mới hoàn toàn không liên quan đến sản phẩm hiện có về công nghệ, nguồn lực hay khách hàng.
Ví dụ: “Virgin Group kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hàng không, âm nhạc, du lịch,…”
4.3. Chiến lược về tập hợp sản phẩm
là các quyết định của doanh nghiệp liên quan đến việc quản lý và phát triển các dòng sản phẩm hiện có và mới của mình. Chiến lược này giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, tăng cường sức cạnh tranh và tối ưu hóa lợi nhuận.
- Mở rộng tập hợp sản phẩm: Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm phục vụ thêm nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn. Ví dụ: “Unilever mở rộng tập hợp sản phẩm từ mỹ phẩm, chăm sóc cá nhân sang thực phẩm, đồ uống, vệ sinh nhà cửa,…”.
- Kéo dài các dòng sản phẩm: Tăng thêm số mặt hàng cho mỗi dòng sản phẩm, tạo ra sự hoàn chỉnh và đa dạng cho khách hàng lựa chọn. Ví dụ: “Honda kéo dài các dòng xe máy như Wave, Vision, Air Blade, Lead,…”.
- Cắt giảm các dòng sản phẩm: Loại bỏ các mặt hàng hoặc dòng sản phẩm không mang lại hiệu quả kinh doanh hoặc không phù hợp với chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Ví dụ: “Apple cắt giảm các dòng máy tính Newton, Pippin, PowerCD,…”
4.4. Chiến lược về dòng sản phẩm
Chiến lược về dòng sản phẩm kế hoạch để thiết kế và phát triển các sản phẩm có liên quan đến nhau về chức năng, đối tượng khách hàng, kênh phân phối, mức giá và chất lượng của một thương hiệu. Một chiến lược sản phẩm cần phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp
- Chiến lược kéo dãn dòng sản phẩm
Doanh nghiệp thay đổi chất lượng, tính năng, giá cả của các sản phẩm để hướng đến các phân khúc khách hàng khác nhau. Có thể kéo dãn lên (phân khúc cao cấp), kéo dãn xuống (phân khúc thấp cấp) hoặc kéo dãn cả hai phía. Ví dụ về chiến lược sản phẩm kéo dãn: “General Electric đã bổ sung thành công thiết bị nhà bếp cao cấp Monogram để hướng đến người tiêu dùng ở phân khúc cao cấp hơn”.
- Chiến lược bổ sung dòng sản phẩm
là cách mà doanh nghiệp thêm vào các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: “Unilever đã bổ sung thêm dòng sản phẩm chăm sóc da vào bảng sản phẩm của mình”
- Chiến lược hiện đại hóa dòng sản phẩm
Doanh nghiệp sẽ cải tiến hoặc thay đổi các tính năng, thiết kế, chất lượng của các sản phẩm để phù hợp với xu hướng và nhu cầu của thị trường. Ví dụ: “Tivi Sony từ dòng tivi đen trắng đã phát triển theo hướng hiện đại hóa để phù hợp với xu hướng lên thành tivi màu, tivi màn hình phẳng, tivi màn hình dẹt”.
- Chiến lược hạn chế dòng sản phẩm
Loại bỏ các sản phẩm không hiệu quả hoặc lỗi thời để tiết kiệm chi phí và tập trung vào các sản phẩm có lợi nhuận cao. Ví dụ: “Apple đã ngừng sản xuất iPhone 12 mini vì doanh số bán hàng thấp”.
- Phân loại dòng sản phẩm: Tạo ra các nhóm con trong dòng sản phẩm để phân biệt các sản phẩm theo một tiêu chí nào đó như kích thước, màu sắc, hương vị,…
4.5. Chiến lược thay đổi theo chu kỳ sống của sản phẩm
Là chiến lược mà doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các quyết định về sản phẩm để phù hợp với từng giai đoạn của chu kỳ sống. Mục đích của chiến lược này là để tối ưu hóa lợi nhuận và duy trì sự cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Có bốn giai đoạn chính trong chu kỳ sống của sản phẩm, bao gồm:
- Giai đoạn 1: Giới thiệu và ra mắt sản phẩm
Mục tiêu là giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng mục tiêu và tạo ra sự chấp nhận và tin dùng. Các phương thức marketing thường được sử dụng là quảng cáo đại trà, phát mẫu dùng thử, định giá cao hoặc thấp để thu hút sự chú ý.
- Chiến lược hớt váng: Là chiến lược mà doanh nghiệp đưa sản phẩm ra bán với mức giá cao, đồng thời xúc tiến mạnh nhằm thuyết phục thị trường về lợi ích sản phẩm.
- Chiến lược thâm nhập: Doanh nghiệp đưa sản phẩm ra bán với mức giá thấp ngay từ đầu, nhưng vẫn đầu tư cho các hoạt động xúc tiến.
- Giai đoạn 2: Tăng trưởng
Đây là giai đoạn mà sản phẩm đã được chấp nhận bởi thị trường, doanh số và lợi nhuận tăng nhanh. Doanh nghiệp cần mở rộng hệ thống phân phối, cải thiện chất lượng và tính năng của sản phẩm, duy trì hoặc tăng giá bán, tăng cường quảng cáo và khuyến mãi
- Giai đoạn 3: Bão hòa sản phẩm
Sản phẩm đã đạt đến mức cao nhất về doanh số và lợi nhuận, nhưng sau đó bắt đầu giảm dần do sự bão hòa của thị trường và sự xuất hiện của các sản phẩm cạnh tranh. Doanh nghiệp cần duy trì hoặc giảm giá bán, tăng cường khác biệt hóa sản phẩm, tìm kiếm các thị trường mới.
- Giai đoạn 4: Sản phẩm bị suy thoái
Đây là giai đoạn cuối cùng khi mà sản phẩm đã mất dần vị thế trên thị trường, doanh số và lợi nhuận giảm sâu. Doanh nghiệp cần giảm chi phí sản xuất và marketing, rút khỏi các thị trường không hiệu quả, quyết định dừng sản xuất hoặc chuyển sang sản phẩm khác thay thế
5. Một số mô hình hiệu quả cho chiến lược sản phẩm
- Tăng tưởng dựa trên sản phẩm
Chiến lược kinh doanh trong đó sản phẩm chính là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng, tăng doanh thu và tăng trưởng. Trong mô hình này, sản phẩm được thiết kế và phát triển để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, đồng thời tận dụng các tính năng như bản dùng thử miễn phí, đề xuất thuật toán, tùy chọn cá nhân hóa…để khuyến khích người dùng nâng cấp hoặc mở rộng sử dụng
Dưới đây là ví dụ về các thương hiệu thành công nhờ tăng trưởng sản phẩm:“Canva: Một nền tảng thiết kế đồ họa trực tuyến cho người không chuyên, có phiên bản miễn phí và phiên bản trả phí với nhiều tính năng cao cấp hơn, có hàng triệu mẫu thiết kế, hình ảnh, biểu tượng và font chữ để lựa chọn, cho phép người dùng sáng tạo các thiết kế cho nhiều mục đích khác nhau”.
- Phân khúc sản phẩm
Quá trình chia nhỏ thị trường thành các nhóm khách hàng có nhu cầu, mong muốn và hành vi mua sắm tương tự. Mục đích của phân khúc sản phẩm là để giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng mục tiêu phù hợp và thiết kế các chiến lược marketing hiệu quả cho từng phân khúc.
Dưới đây là ví dụ cụ thể về phân khúc sản phẩm: “Coca Cola: phân khúc sản phẩm theo đặc điểm hành vi của khách hàng, như nhu cầu giải khát, sở thích vị, thói quen tiêu dùng…Coca Cola Zero cho những người muốn uống nước ngọt nhưng không muốn tăng cân, còn Coca Cola Plus Coffee cho những người thích kết hợp vị cà phê và nước ngọt”.
- Chiến lược sản phẩm nhanh
Doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới hoặc cải tiến các sản phẩm hiện có một cách nhanh chóng và linh hoạt, nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng và thị trường. Một số đặc điểm của chiến lược sản phẩm nhanh là:
- Tập trung vào khách hàng và giá trị cốt lõi của sản phẩm, thay vì vào các tính năng và chi tiết kỹ thuật.
- Thúc đẩy sự hợp tác và giao tiếp giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, như kỹ thuật, thiết kế, tiếp thị, bán hàng,…
- Đưa ra các quyết định nhanh chóng và linh hoạt dựa trên dữ liệu và phản hồi từ khách hàng, thay vì dựa trên ý kiến cá nhân hoặc giả định.
- Sẵn sàng thay đổi hoặc loại bỏ các ý tưởng không hiệu quả hoặc không phù hợp với thị trường.
Dưới đây là ví dụ cụ thể về chiến lược sản phẩm nhanh: “Spotify: là ứng dụng nghe nhạc trực tuyến, sử dụng chiến lược sản phẩm nhanh để liên tục cải tiến giao diện, tính năng và chất lượng âm thanh. Spotify thường xuyên thử nghiệm các tính năng mới với một nhóm người dùng nhỏ trước khi triển khai. Thu thập và phân tích dữ liệu về hành vi nghe nhạc của người dùng để đưa ra các gợi ý cá nhân hóa và cải thiện trải nghiệm người dùng”.
6. Lời kết
Trong bài viết trên, MIC CREATIVE đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về chiến lược sản phẩm là gì. Qua đó đưa ra các bước xây dựng chiến lược sản phẩm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn áp dụng hiệu quả chiến lược sản phẩm trong kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!
Nếu bạn đang cần đơn vị Agency giúp thực hiện các dịch vụ Marketing tổng thể, hãy liên hệ MIC CREATIVE thông qua:
- Địa điểm làm việc: Tầng 5, 357 – 359 Nguyễn Khang, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Email: contact@web1.local
- Hoặc liên hệ Fanpage để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.
Đọc thêm:
Phân tích chiến lược sản phẩm của Vinamilk tại Việt Nam 2023
Chiến lược Marketing của Coca Cola tại thị trường Việt Nam 2023
Top 7 chiến dịch marketing thành công ở Việt Nam
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing hiệu quả cho doanh nghiệp 2023
Mục tiêu của marketing là gì? Xác định mục tiêu cho doanh nghiệp 2023
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing hiệu quả cho doanh nghiệp 2023